Tổng quan về Symbian OS


Cấu trúc

Để lập trình trên Symbian thì trước tiên, bạn cần phải nắm vững cấu trúc của hệ điều hành này.


Hệ điều hành Symbian, bao gồm:

- Tầng 1: gồm nhân hệ điều hành(kernel) tích hợp với phần cứng, lớp này cung cấp một cách nhìn trừu tượng để thuận tiện hơn trong việc thiết kế qua nhiều platforms (nền tảng / hệ máy) và tài nguyên hệ thống (resources), tạo một sự dễ dàng chuyển đổi sang dạng phần cứng mới (điện thoại). lớp cơ bản bảo đảm hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của Symbian OS. Hai thành phần chính trong lớp này đó là Kernel Services và Devices Driver.


+ Kernel Services: cung cấp một khả năng xử lý đa luồng và thi hành các chương trình từ phía người dùng.


+ Device Drivers: cung cấp một hệ thống driver và phần điều khiển các thiết bị: DTE, DCE serial Port, Infrared (SIR), USB Client, SDIO Card, keyboard, bộ số hóa, Ethernet, MMC và LCD.


- Tầng 2: tầng dịch vụ cơ bản, tầng này cung cấp một chương trình sườn (Programming framework) cho tất cả các thành phần khác của Symbian OS, bao gồm các file hệ thống và các thư viện thông dụng:


+ Low Level Libraries: Cung cấp các thư viện, tiện ích được yêu cầu bởi Symbian OS và các ứng dụng khác trên Symbian: Cryptography library, XML Parsing framework, Power management framework, Databse engine, Character Encoding.


+ Fileserver: Cung cấp, chia sẻ quyền truy xuất tới các file hệ thống, các phương tiện lưu trữ: RAM, NOR và NAND Flash, ATA/CF, MMC, SD Card.


- Tầng 3: tầng OS Services, đây là trái tim của hệ điều hành Symbian, tầng này cung cấp một hạ tầng các thành phần của Symbian, được biết như là Middleware. Những thành phần này bao gồm các hệ thống Multimedia và Graphics, Networking, Telephony, các giao thức, và thành phần kế nối với PC.


+ Generic Services: bao gồm các dịch vụ mã hóa (cryptography) và Multimedia.


+ Comms Services: bao gồm các dịch vụ hạ tầng về truyền thông và mạng với 3 phần chính là: Telephony, Networking Services, Serial & Shortlink Services.


+ Graphic Services: Cung cấp các ứng dụng symbian bằng cách chia sẻ quyền truy cập tới màn hình, bàn phím, các thiết bị nhập khác (camera...), hệ thống font...


+ PC Connect Services: Cung cấp bộ công cụ để tạo các kết tới máy tính, ví dụ như Sync, backup. Mỗi nhà sản xuất thiết bị dùng Symbian OS có thể tạo tạo riêng bộ kết nối của họ tương thức với phần cứng được sản xuất.


- Tầng 4: Tầng Application Services. Hạt nhân của bất cứ mobile nào chính là dữ liệu của người dùng. Hệ điều hành Symbian cung cấp sẵn các ứng dụng gồm: Contacts, Clender, To-do, Messaging và Browsing và tất cả các thiết bị dùng Symbian OS đều có cùng tập các ứng dụng này.


+ PIM: chứa các ứng dụng về Agenda, To-do và contacts.


+ Messaging: hỗ trợ các giao thức sử dụng trong tin nhắn SMS, MMS, EMS, Email.


+ Browing: các dịch vụ hỗ trợ về HTTP, WAP, SMIL parser.


+ Data Sync: các chức năng về đồng bộ dữ liệu 1 chiều, 2 chiều, hỗ trợ các giao thức HTTP, WSP, OBEX thông qua Hồng ngoại, Bluetooth và USB. Đồng bộ Contact và Calender.


- Tầng 5: Tầng UI Framework, tầng dựng nên giao diện người dùng của thiết bị, mỗi người sử dụng thiết bị Symbian có giao diện khác nhau tùy thuộc vào như cầu sử dụng của họ. Bao gồm hai phần chính là UI Framework và UI Toolkit.


- Tầng Java: Tầng này chức năng tương tự, ngang hàng như tần 4 và 5, nhưng chỉ đơn thuần để cho các ứng dụng Java có thể cài đặt và chạy được. Tầng này bao gồm JVM - máy ảo Java, CLDC, và MIDP. Hệ điều hành Symbian cung cấp một môi trường thực thi hàng đầu các ứng dụng Java, một môi trường được xây dựng tối ưu cho các thiết bị di động cũng như các ứng dụng trên các thiết bị này.


Các bạn vừa xem sơ lược tổ chức cấu trúc của hệ điều hành Symbian, và tuỳ theo từng mức độ phát triển các ứng dụng mà bạn sẽ lập trình can thiệp vào một trong những cấu trúc này của hệ thống. Qua phần này bạn đã có thể nắm bắt được một số khái niệm cơ bản của hệ điều hành Symbian để bạn có thể dễ dàng tiếp cận hơn với việc lập trình trên hệ điều hành này.


Các thế hệ




- Symbian thế hệ 1 chính là Symbian v9.4 hay còn gọi là S60 5th mà bạn đang thấy rất nhiều trên thị trường như Nokia N97, Sony Ericson Satio hay Samsung Omnia HD... Đây chính là thế hệ Symbian cảm ứng đầu tiên.

- Symbian thế hệ 2 rất ít được nhắc tới và sẽ được bỏ qua để các công ty có thể “nhảy” lên Symbian thế hệ 3. Một số tính năng của Symbian thế hệ 2 sẽ được cập nhật cho các máy Symbian thế hệ 1, chẳng hạn như hiệu năng được cải thiện, tính năng kinetic scrolling và giao diện được đổi mới để dễ dùng hơn sau khi cập nhật firmware 2.0 của N97 chính là một phần của Symbian thế hệ 2. Có lẽ các dòng máy cao cấp khác dùng Symbian v9.4 sẽ sớm có tính năng này.

- Symbian thế hệ 2 chỉ có một chút thay đổi nhỏ so với thế hệ 1 nhưng khi khi nâng cấp lên thế hệ 3, đó sẽ là một thay đổi rất lớn. Đây là một số thay đổi và tính năng chính của Symbian thế hệ 3:

+ Hỗ trợ nhiều màn hình chủ cùng lúc: Đây là một tính năng có trên các máy dùng Android và ngay cả chiếc Nokia N900 chạy Maemo. Giao diện đa màn hình sẽ cho phép bạn đưa nhiều widget, bookmarks trang web hay shortcut đến các ứng dụng thường dùng. N97 cũng có hai màn hình chủ nhưng một cái gần như không có tác dụng.

+ Hỗ trợ cảm ứng đa điểm và cảm ứng điện dung: Phần điện dung thì Nokia X6 đã có nhưng còn đa điểm thì vẫn chưa máy Symbian nào có thể dùng được. Tuy nhiều người thích hai chức năng này nhưng chiếc điện thoại cao cấp nhất của Nokia là N900 hoàn toàn không cần chúng mà vẫn hoạt động tốt. Dù vậy, với cảm ứng đa điểm và cảm ứng diện dung, nhiều người sẽ cảm thấy hứng thú với máy hơn.

+ Giảm bới số lần bấm chuột, số lần hỏi người dùng, tái cấu trúc lại menu và hỗ trợ chạm một lần để chọn (single tap): Đây thực sự là một bước tiến lớn cho các máy Symbian, nhất là khi giao diện của thế hệ 1 gây quá nhiều khó chịu và bối rối cho người dùng.

+ Giao diện người dùng cho phép tăng tốc độ điều khiển lên 3 lần, tốc độ cuộn trang tăng từ 15 khung hình/giây (fps) lên 60fps. Đây cũng là 1 thay đổi đáng chú ý khác khi mà đã có khá nhiều lời phàn nàn về độ trễ của Symbian thế hệ 1.

+ Tích hợp QT 4.6 cho phép các phần mềm xây dựng cho Symbian thế hệ 3 có thể tương thích với Symbian thế hệ 4 và các thế hệ sau. QT4.6 là nền tảng phần mềm và giao diện đa năng được Trolltech xây dựng. Trolltech đã được Nokia mua lại nhưng họ vẫn giữ các đặc tính của mình trên bản QT4.6 như tương thích với Symbian, Windows 7, Mac OS 10.6 và Maemo 6. Hiện chúng ta vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về Maemo 5 nhưng có lẽ Nokia sẽ không bỏ rơi nó.

+ Hỗ trợ cổng xuất tín hiệu HDMI và HD video, ngay cả các file video lớn hơn 2GB cũng có thể chơi được.

+ Nhận diện bài hát, tích hợp cửa hàng âm nhạc với chương trình nghe Radio. Tính năng nhận diện này khá giống với TrackID của các máy Sony Ericsson.

+ Tích hợp công nghệ NFC (Near Field Communication), một trong những ứng dụng phổ biến của NFC là ví điện tử.

- Cuối cùng, ta nhắc đến Symbian thế hệ 4, lý do chính của bài viết này: Symbian thế hệ 4 mới chỉ dừng lại ở mức ý tưởng chứ chưa thật sự được tạo ra. Cũng dựa trên nền QT như thế hệ 3 nhưng thế hệ 4 sẽ cải thiện giao diện sâu hơn nữa, nó sẽ cho phép bạn tự do đặt các widget trên màn hình chủ (có vẻ giống N900), menu ngữ cảnh hỗ trợ hiển thị theo kiểu danh sách. Ngoài ra ta còn thấy danh bạ, các ứng dụng, âm nhạc và hình ảnh được thay đổi, cải thiện việc chuyển đổi giữa các chương trình, thiết kế lại Control Panel và một số thay đổi khác.

Như vậy, ta có thể thấy Nokia kỳ vọng và thế hệ 3 và thế hệ 4 như thế nào. Dưới đây là một số hình ảnh về Symbian thế hệ 4, tuy nhiên bạn hãy lưu ý chúng vẫn còn đang ở mức ý tưởng và sản phẩm cuối cùng có thể sẽ khác.


Thuật ngữ thông dụng trong Menu



A2DP (Advanced Audio Distribution Profile ): Đây là công nghệ giúp điện thoại, các thiết bị âm thanh có thể nghe âm thanh Stereo qua tai nghe Bluetooth hoặc các thiết bị thu nhận tín hiệu âm thanh có hỗ trợ công nghệ này. Hiện tại đa số các máy Nokia đều hỗ trợ chuẩn A2DP.


UPnP (Universal Plug and Play): Đây là công nghệ giúp điện thoại kết nối và điều khiển các thiết bị gia đình có hỗ trợ UPnP như : tivi, dàn máy nghe nhạc, máy chiếu, máy in ảnh... thông qua kết nối Wifi, VPN (mạng nội bộ). Hiện tại đa số cá máy Nokia N-series đều hỗ trợ công nghệ này như : N78, N82, N79...


Nokia Map 1.0 (Bản đồ Nokia 1.0): Đây là bản đồ của Nokia giúp chúng ta có thể xem và tìm đường, hiện dữ liệu đã có trên 250 quốc gia. Đa số chỉ có trên các máy S40.


Nokia Map 2.0 (Bản đồ Nokia 2.0): Với bản đồ này chúng ta có thể xem, tìm đường và được dẫn đường bởi hệ thống định vị GPS toàn cầu. Hiện nay đã có Nokia Map 3.0 và đều có trên các máy S60 được tích hợp GPS.


My Nokia: My Nokia là một dịch vụ cá nhân, giúp người dùng tận dụng tối đa các tiện ích cho Nokia. Sau khi đã đăng ký, bạn sẽ thường xuyên nhận được những chỉ dẫn và thủ thuật đặc biệt, các ưu đãi hấp dẫn, những cuộc thi thú vị và hơn thế nữa.


Nokia Download: Nokia Download là ứng dụng giúp bạn có thể download các tiện ích phù hợp với máy của mình.


Widset
: Đơn giản đây là một danh bạ web của bạn nhưng các tên của trang web được hiển thị bằng hình ảnh, hoặc các tin tức mới nhất của trang web đó. Những phần hiển thị bằng hình ảnh đó được gọi là widget.


IM (Instant Messenger): Đây là chức năng hỗ trợ chat của Nokia bạn có thể chat dịch vụ của Yahoo Messenger, Google Talk, ICQ...với điều kiện điền đúng tên server và host của dịch vụ mà bạn muốn sử dụng.


Setting Wizard
: Đây là trình hỗ trợ của Nokia giúp bạn có thể tự cài đặt GPRS, E-mail.


Video Centre
: Với chương trình này bạn có thể xem online,download các đoạn demo, trailer, hoặc các đoạn quảng cáo sản phẩm của Nokia. Hiện tại Video Centre đang hỗ trợ cho xem các dịch vụ video trực tuyến như : You Tube, 24 Mobisodes, Zoo Vision. Đa số ứng dụng này có trên Nseries và E75.


DVB-H (Digital Videos Brocast for Haneld)
: Đây là công nghệ xem truyền hình kỹ thuật số ngay trên điện thoại. Hiện tại công nghệ này có hỗ trợ trên máy Nokia N92, N77, N96.


Nokia Internet Radio
: Là ứng dụng giúp bạn có thể nghe được tất cả các kênh FM của nhiều quốc gia trên thế giới nhờ kết nối GPRS, HSDPA, Wi-Fi...


Radio RDS (Radio Data System)
: Đây là ứng dụng đa số có sẵn trên các máy S40 thế hệ thứ 5 với chức năng tự dò đài một cách nhanh chóng.


Fm Transmitter: Là công nghệ giúp chúng ta có thể phát một bài nhạc từ điện thoại qua một máy radio khác ở tần số từ 80 - 108Mhz với điều kiện điện thoại và radio đều phát và nhận ở cùng tần số. Hiện tại chức năng này có sẵn trên N78, N79, N85.


SW. Update: (Software Update) Khi vào ứng dụng này, các bạn có thể update các ứng dụng mà Nokia đã cài sẵn thông qua kết nối Wi-Fi, GPRS, 3G. (Ví dụ : Nokia Messenging, Ovi Store, các widget mới của N97,....)


FOTA: (Firmware Over The Air) : Ứng dụng này giúp bạn có thể tự Update Firmware mới của mình thông qua GPRS, Wi-Fi hoặc, 3G. Cách làm : ở màn hình chính bấm *#0000#, bấm Option , Chọn Check for update, nếu có firmware mới máy sẽ báo.


Các dịch vụ của Ovi


Ovi: tiếng Phần Lan là Cánh Cửa.


- Ovi Share: Chia sẽ hình ảnh trực tuyến.


Ovi Sync: Lưu trữ lịch, danh bạ lên Ovi.


Ovi Store: Cửa hàng ứng dụng của Nokia.


File on Ovi: Lưu trữ và dowload tài liệu, nhạc (ko cho phép film) của bạn lên Ovi.


Ovi Contact (Chat): Chat bằng account Ovi. Có sẵn trên 5630, 5730.


Ovi Map (Map 3.0): dịch vụ bản đồ của Ovi.


Ovi Mail: tài khoản Mail của Ovi.

Thống kê truy cập

23,582